Skip to main content

Posts

Showing posts from October, 2018

Chủ nhân ngôi nhà cổ đẹp nhất Hàn Quốc: ‘Chân Thiện Nhẫn mới là những giá trị thực sự nên theo đuổi’

Dưới ánh nắng vàng rực rỡ, căn nhà cổ Seon Byeong-guk bên dòng Samgacheon hiền hòa hiện ra như đóa sen rực nở trên mặt hồ. Tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách hòa cùng khung cảnh thiên nhiên thơ mộng khiến người ta có cảm giác yên bình và thanh thản. Ngôi nhà cổ ấy là "kho báu" của bà Hong Yong-hee, người phụ nữ Hàn Quốc 65 tuổi có gương mặt phúc hậu, nụ cười thân thiện, mang trong mình dòng máu quý tộc. Ông nội của chồng bà Hong Yong-hee vốn xuất thân là Hoàng tử của nước Kim tại Trung Hoa. Một lần ghé Hàn Quốc, thấy thiên nhiên nơi đây thuận hòa và phong cảnh tươi tốt, nên đã quyết định chọn mảnh đất này làm nơi an cư lập nghiệp. Tại đây, ông đã gây dựng nên một sự nghiệp vẻ vang và thịnh vượng. Ông là người lập ra công ty thương mại đầu tiên tại Hàn Quốc. Năm 1919, vào cuối thời Choson, khi vua Gojong (Cao Tông) mất, bố chồng bà Hong đã tình nguyện chi trả toàn bộ kinh phí cho tang lễ của nhà vua nhằm tỏ lòng biết ơn và kính mến. Để đáp lại tấm lòng của gia

Tiểu thuyết ‘Nước mắt của những vì sao’ (chương 4): ‘Hoa Mai kiếm pháp’ truyền đồ đệ, trừ ma diệt yêu đề cao tầng

Chuyên mục Nghệ Thuật của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả tiểu thuyết "Nước mắt của những vì sao", tiểu thuyết giả tưởng mang khuynh hướng thần thoại của tác giả Nam Minh, được đăng đều đặn vào thứ 3, thứ 5, thứ 7 hàng tuần. Kính mời quý độc giả cùng theo dõi. >> Tiểu thuyết 'Nước mắt của những vì sao' (Chương 3): Đường tu luyện biết bao gian khổ, tiểu năng tiểu thuật chút niềm vui Chương 4: 'Hoa Mai kiếm pháp' truyền đồ đệ, trừ ma diệt yêu đề cao tầng – Coong!!! Tiếng mõ vang lên khiến Thanh Trúc giật mình tỉnh dậy, cậu mở mắt chợt thấy mái nhà ở gần sát mặt. "Lẽ nào nhà sập" cậu nghĩ và nhìn xuống. – A…a…a…! Thanh Trúc giật mình hét lên khi thấy mình đang lơ lửng trên không trung. "Làm thế nào để xuống bây giờ?", cậu vừa nghĩ xong thì đột nhiên lại rơi xuống. – A…a…a…! Phải mất một lúc Thanh Trúc mới lấy lại được thăng bằng với tình trạng cơ thể nhẹ như không khí của mình. Cậu ngồi trên giường, tay chống cằm mi

Giới y khoa đã tìm ra thần dược chống ung thư cực mạnh lại ngừa tiểu đường rất tốt nhà nào cũng có

Mướp đắng – Mướp "hạng nhất" chống ung thư Mướp đắng được phong cho danh hiệu "mướp hạng nhất" từ nhà y học nổi tiếng Lý Thời Trân trong triều đại nhà Minh, (TQ) là loại mướp ăn nhiều không bị ung thư. Trong dân gian mướp đắng nhận được 2 thái độ khác nhau, không ít người nói "tốt" nhưng cũng có người "không thèm đoái hoài" đến nó. Tây y chứng minh, công hiệu chống ung thư của mướp đắng đến từ protein quinine, đây là một loại protein hoạt tính kích hoạt tế bào miễn dịch, sau đó "chuyển tay" giết chết tế bào ung thư hoặc các tế bào không bình thường khác thông qua tế bào miễn dịch. Trong hạt mướp đắng có một loại chất ức chế protease giúp ức chế tế bào ung thư bài tiết protease, từ đó ức chế tế bào ung thư chuyển dịch và xâm lấn lan sang các vùng khác. Theo các nhà khoa học, mướp đắng được sử dụng từ thời y học cổ đại Trung Quốc. Chất chiết xuất từ mướp đắng có thể ức chế sự sinh sản của các tế bào ung thư thông qua việc cắt

Thuật nhìn người của đức Khổng Tử giúp bạn thấu tỏ nhân sinh

Biết vật đã khó, biết người còn khó hơn! Cùng xem thuật nhìn người của Khổng Tử: Nhìn thấu lòng người, lĩnh ngộ ba câu nói này là đủ. Người xưa có câu: "Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm", vẽ hổ là vẽ da nhưng khó vẽ được xương, biết người là biết mặt, khó biết được lòng. Người giám định nghệ thuật nhìn nhầm một bức tranh chữ, cùng lắm chỉ là phá sản, chẳng qua là tổn thất về vật chất. Nhưng nếu nhìn nhầm người, nặng thì họa hại vô hạn, nhẹ thì mất cả người lẫn của. "Kinh bác quốc học" chia sẻ rằng nội hàm của "nhìn người" hoàn toàn khác hẳn với "nhìn vật". Tục ngữ nói: "Không biết vật, nửa đời khổ. Không biết người, cả đời khổ". Lý Hồng Chương là một đại thần triều đình nhà Thanh, cũng vì nhìn nhầm người, trong chiến tranh Trung – Nhật Giáp Ngọ dùng kẻ tham sống sợ chết đặt vào cương vị quan trọng. Mặc dù một số tướng sĩ biểu hiện anh dũng, nhưng cuối cùng toàn bộ thủy quân Bắc Dương bị tiêu diệt. Lý Hồ

Tôi chỉ là chiếc lá, buông rụng cuối thu vàng

Tôi chỉ là giọt mưa Trong trận rào mùa hạ Tôi chỉ là chiếc lá Buông rụng cuối thu vàng Tôi chỉ là chiếc lá, buông rụng cuối thu vàng (Nguồn ảnh: Pixabay) Tôi chỉ là giọt nắng Của ngày hè chói chang Đồng lúa chín mênh mang Tôi chỉ là bông lúa Tôi chỉ là giọt nắng, của ngày hè chói chang (Nguồn ảnh: 500px) Nhưng dù nhỏ bé thế Vẫn là tôi đúng không? Như hoa sen bé nhỏ Rực rỡ giữa dòng sông Đàm Vượng Có thể bạn quan tâm: Ôm đàn ai khóc Tầm Dương bến, tri âm tịch mịch kể từ đây… Sinh viên Việt xuất sắc ở trường Luật Harvard: 'Pháp luật có thể trừng phạt, nhưng đạo đức mới cứu chuộc được tâm hồn' Em đi gom chút nắng vàng, nhưng sao nắng lại héo tàn bến sông

Cảnh báo: Nấu cơm sai cách khiến cơ thể đang bị "ăn mòn", GIEO MẦM BỆNH về cho cả gia đình

Vo gạo trực tiếp trong lòng nồi Để tăng tính tiện dụng, nhiều người dùng có thói quen vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện và tin rằng đây là hành động vô hại. Tuy nhiên, với lòng nồi có chống dính hay không thì nhà sản xuất đều có lớp bảo vệ cho bề mặt lòng nồi để chúng nấu ăn an toàn với người dùng. Vì thế việc vo gạo trực tiếp trong lòng nồi dễ khiến bề mặt bảo vệ bị trầy xước, không chỉ giảm tính thẩm mỹ của nồi cơm điện mà còn khiến nó nấu ăn mất an toàn, đặc biệt với nồi chống dính. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên vo gạo bằng rổ/rá hay một chiếc thau nhỏ sau đó trút gạo vào nồi cơm điện và thêm nước trước khi nấu. Vo gạo quá kỹ Nhiều người thường có thói quen vo 4 – 5 lần nước đến khi nước gạo mất đi màu trắng đục và chỉ còn lại màu trắng trong. Đây chính là thói quen làm mất đi chất dinh dưỡng trong gạo, để giữ được lượng dinh dưỡng quý giá bạn chỉ nên vo 1 – 2 lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn đi là được. Vitamin B1 chủ yếu ở ngoài hạt gạo, nếu bạn vo gạo kỹ quá kh

Thuộc những câu tinh hoa này của cổ nhân, bạn có thể thăng hoa tầng thứ (P.8)

Quý Tiện Lâm, nhà ngôn ngữ học Trung Quốc, nhà phiên dịch văn học, chuyên gia tiếng Phạn và tiếng Pali đã từng nói: Học thuộc 148 câu thơ cổ này, bạn có thể đề cao tầng thứ, không chỉ về phương diện văn học. Đối với những nhà thư pháp gia mà nói, học thuộc những bài thơ từ này, khai bút sẽ có thể dễ dàng trôi chảy rồi. Đại Kỷ Nguyên xin giới thiệu với quý độc giả những câu cổ thi nổi tiếng trong kho tàng văn hoá truyền thống phương Đông, ngõ hầu khơi gợi lại phong vị cổ kính thanh tao dường như đều có trong sâu thẳm mỗi người. Trải qua mưa gió cuộc đời, chúng tôi tin rằng khi đọc những câu thơ cổ này, quý độc giả sẽ có nhiều chiêm nghiệm. Tiếp theo kỳ:  1   2   3   4   5   6   7 91.大凡物不得其平則鳴。(唐韓愈送孟東野序) "Đại phàm vật bất đắc kỳ bình tắc minh" (Đường Hàn Dũ – Tống Mạnh Đông Dã tự). Dịch nghĩa: Mọi vật hễ không được cái thế quân bình thì kêu lên (Hàn Dũ – Bài tựa "Tiễn Mạnh Đông Dã"). Hàn Dũ, tự Thoái Chi, là một nhà văn chương nổi tiếng thời nhà Đường. Ông ch

Nhà thờ Chartres, Pháp và những thông điệp gợi ý của thần linh

La Cathédrale de Chartres nằm ở thành phố Schalter, cách thủ đô Paris khoảng 80km về phía tây nam. Nhà thờ tọa lạc trên một ngọn đồi, đã được trùng tu và xây dựng nhiều lần, kết hợp giữa kiến trúc của phong cách Romanesque và phong cách Gothic với những bức tranh kính màu cổ nhất thế giới, là nơi hội tụ kỹ nghệ tranh thủy tinh khéo léo tinh tế với những thông điệp gợi ý của thần linh. Trong thời Trung Cổ, các tác phẩm điêu khắc của nhà thờ đều có màu đỏ, xanh dương, vàng, xanh lá cây hay những màu sắc vô cùng tươi sáng. Nhưng đến thế kỷ XVI và XVII, kiến trúc các tòa nhà không còn sử dụng các màu sắc nữa; dường như màu sắc đã bị xóa sổ. Ngày nay, tới nhà thờ vào ban ngày sẽ là màu sắc thật của trời xanh mây trắng, trang nghiêm mà yên tĩnh; khi màn đêm buông xuống, thông qua các ánh đèn màu sắc sặc sỡ quang tú, mới có thể tái hiện được dáng vẻ ban đầu của nó vào thời Trung Cổ. Nhà thờ Chartres (Ảnh: MesSortiesCulture) Mê cung – Con đường sinh mệnh Khi bắt đầu bước chân vào nhà thờ,

Ca sĩ Hương Tràm stress đến mức tự bóc da tay đến rỉ máu, cảnh báo nguy cơ bệnh gì?

Hương Tràm được cho là mắc Hội chứng tự ngược đãi bản thân. Ảnh: FBNV. Mới đây, trên Facebook, nữ ca sĩ Hương Tràm chia sẻ hình ảnh đôi bàn tay trầy trụa, da tay bong tróc cùng dòng trạng thái: “Làm sao ngưng việc này lại hả Tràm” thu hút sự chú ý của dân mạng. Theo đại diện của nữ ca sĩ, thời gian gần đây Hương Tràm liên tục rơi vào trạng thái stress, căng thẳng đến mất ngủ. Mỗi lần như vậy, cô đều tự mình bóc da tay đến mức rỉ máu. GS.TS.BS Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, Học viện Quân y, khoa Tâm thần Bệnh viện Quân y 103, cho hay đây là một trong những biểu hiện của Hội chứng tự ngược đãi bản thân. Theo TS. Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần (bệnh viện Bạch Mai) thời gian gần đây, Viện Sức khỏe tâm thần đã điều trị cho nhiều trường hợp mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân. Đơn cử như trường hợp một nữ sinh viên 21 tuổi đã phải nhập viện điều trị vì tự dùng dao lam cắt 16 vết thương vào tay. Khi thăm khám, các bác sĩ nhận t

Những tướng lĩnh nổi danh đã thất bại tại Đại Việt (P.4): Ô Mã Nhi, kiêu binh tất bại

Bài viết này không phải nhằm mục đích hạ thấp các tướng lĩnh đó, mà chỉ là mượn chút uy danh của họ để nêu bật lên sự huy hoàng của các tướng sĩ nước Nam… Tiếp theo:  Phần  1   2   3 Phần 4: Omar – Ô Mã Nhi Tên Hán: Ô Mã Nhi (chữ Hán phồn thể: 烏馬兒, giản thể: 乌马儿, tiếng Ả Rập: عمر‎, Omar). Chức vụ: Tướng lĩnh chỉ huy thủy quân của Thoát Hoan xâm chiếm Đại Việt năm 1285 và 1288. Bị đánh bại bởi: Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo. Bị bắt sống bởi: Đỗ Hành – chỉ huy quân Thánh Dực hộ vệ vua Trần. Ô Mã Nhi còn có biệt hiệu là Bạt Đô, gọi là Ô Mã Nhi Bạt Đô hay Omar Baghatur. "Baghatur" nghĩa là "mạnh mẽ" hay "dũng sĩ" trong tiếng Mông Cổ, nghĩa bóng là anh hùng hay chiến binh gan dạ, thiện chiến. Đặc sứ Giáo hoàng Plano Carpini đã so sánh danh hiệu Bạt Đô tương đương với các hiệp sĩ châu Âu. Dòng dõi của nhà tiên tri Hồi Giáo Mohammad, dũng sĩ Mông Cổ Omar hay Ô Mã Nhi là con trai của Nasr al-Din, tổng đốc Vân Nam đời th