Skip to main content

Lời người xưa khai ân quang từng hàng chữ, ánh sáng thiện lành diệu phúc bao dung

Ấy là khi thành phố lên đèn
Thềm trăng luênh loang ánh bạc
Hương trăng ngọt ngào thơm mát
Lấp loáng sao trời lung linh.

Sau vòm cây
chiều trong veo tiếng chim
Là ô cửa bình yên
Là tiếng cười tươi trẻ
Hương thời gian níu đêm về thênh nhẹ
Chút hồn quê xa thẳm chợt như gần.

Hương thời gian níu đêm về thênh nhẹ, chút hồn quê xa thẳm chợt như gần. (Nguồn ảnh: Pinterest)

Tâm trí em như được thắp đèn
Trước tĩnh lặng cuốn sách trời đang mở
Lời người xưa khai ân quang từng hàng chữ
Ánh sáng thiện lành diệu phúc bao dung.

Bao thời-không đang khởi khôn cùng
Vui cứ đến mang yêu thương trao mở
Em gặp lại chính mình một thuở
Chốn cũ an hòa
nơi ta đã cùng nhau.

Lời người xưa khai ân quang từng hàng chữ, ánh sáng thiện lành diệu phúc bao dung. (Nguồn ảnh: Pinterest)

Thôi anh đừng nghĩ đẩu đâu
Hãy trân quý cuốn thiên thư đang mở
Hương thời gian nồng nàn như nhắc nhớ
Cơ duyên vạn đời
chỉ có một lần thôi…

Ấy là khi ta được đọc sách trời!

Minh Ngọc

Có thể bạn quan tâm:


  • Làm người tốt thật khó, nhưng đó là con đường tôi lựa chọn

  • Thưởng thức tinh tế: Symphony số 59 cung La trưởng mang tên "Ngọn lửa" của "người cha giao hưởng" Haydn

  • Câu chuyện âm nhạc: Điều gì khiến chàng hoàng tử lãng mạn Richard Clayderman trở thành "nghệ sĩ dương cầm thành công nhất thế giới"?

Comments

Popular posts from this blog

Những thông điệp sâu sắc Nguyễn Du gửi gắm qua Truyện Kiều (P.3): Trời đất vô tình đâu có chiều theo cái tình của con người mà vận tác?

Người xưa coi văn chương là một hành vi sáng tạo rất thiêng liêng. Văn là để chuyên chở Đạo Đức. Nó như kim chỉ nam chỉ đạo những con chữ sinh thành dưới ngọn bút lông. Vì thế, văn chương là cái Chí, là quan niệm nghiêm túc về cuộc sống. Tài năng nhà thơ nhà văn có khả năng định hướng cho cả một cộng đồng đi vào cái Đẹp của Đạo đức cao cả. Chúng ta hãy chiêm nghiệm điều đó qua Truyện Kiều của Nguyễn Du.  Xem thêm: Phần 1  và  Phần 2 Trong đôi mắt nhiều tiên cảm về thân phận, nàng Kiều thấy điều chẳng lành trong lần đầu tiên chơi xuân. Đó là cảnh của một ngày trong mùa xuân muộn, rất riêng, rất đặc trưng về một ngày chơi xuân của 3 chị em Thúy Kiều. Ngày xuân con én đưa thoi …(Ảnh: pinterest.com) Ở đây, ngày xuân có sáng, có chiều, có lễ, có hội, có 3 chị em, có cái nhìn và tâm sự rất riêng tư của Kiều, có Kim Trọng, có Đạm Tiên, có đêm xuân thổn thức, có sáng hôm sau chim hót xa gần và có cả bông hoa liễu " b

Tứ đại cổ điển hí kịch (P.2): Mẫu Đơn Đình, thiên tình sử lãng mạn thiên thu

Trong bốn vở kịch cổ điển của làng kinh kịch Trung Hoa, có hai vở nói về tình yêu và hôn nhân trong thời xưa. Nếu như đánh giá Tây Sương Kí là một vở kịch có giá trị về chủ đề này thì người ta dường như chỉ dùng nó là đòn bẩy để tô vẽ lên một vở kịch được coi là lu mờ đi cả Tây Sương Kí, đó chính là vở Mẫu Đơn Đình. Mẫu Đơn Đình hay còn gọi là Hoàn hồn ký hay Đỗ Lệ Nương mộ sắc hoàn hồn ký là một trong những vở kịch nổi tiếng trong lịch sử sân khấu Trung Quốc, do nhà soạn kịch nổi tiếng thời kỳ nhà Minh là Thang Hiển Tổ viết năm 1598 mà đến nay vẫn được người Trung Hoa nghiên cứu dựng lại và diễn xướng. Tại sao Mẫu Đơn Đình lại làm lu mờ đi Tây Sương Kí, phải chăng tính li kì và cảnh giới cũng như thông điệp của Mẫu Đơn Đình mang theo là giá trị to lớn choáng ngợp đi Tây Sương hí kịch? Mẫu Đơn Đình cũng là một thiên tình sử lãng mạn thiên thu Đỗ Lệ Nương là con gái độc nhất của quan thái thú Nam An Đỗ Bảo. Nàng vừa xinh đẹp, dịu hiền, vừa thông minh, nhanh ý. Ngay từ nhỏ được đọ

Khi Giác Giả hạ thế, vì sao chúng ta không thể nhận ra Ngài?

Từ xưa đến nay, biết bao vị Giác Giả đã giáng hạ xuống nhân gian. Nhưng đường truyền Pháp gian nan, cứu người sao khó nhọc! Chuyện kể rằng… Nhiều ngàn năm về trước, nơi ấy từng là một vương quốc xinh đẹp, trù phú, nơi khởi phát của một nền văn minh rực rỡ huy hoàng. Các thánh điển cổ xưa còn ghi chép lại, từ trước khi Đức Phật Thích Ca đản sinh, thì Thần Phật đã từng giáng hạ xuống nơi này. Những vị Phật, vị Thần rất cổ và rất xưa ấy cũng thuyết Pháp độ nhân, và người tu hành khi ấy được gọi là các Bà-la-môn cao quý. Người ta tin rằng, các Bà-la-môn là gần với Thần Phật nhất, vì vậy mà tôn quý và luôn được cúng dường. Người người gặp họ đều lui bước nhường đường, quý tộc gặp họ đều chắp tay kính cẩn, ngay cả những hàng quý phái như vua chúa hay vương gia khi gặp họ cũng đều tự coi mình là thấp hơn một bậc. Nhưng trải qua thời gian đằng đẵng, tầng lớp Bà-la-môn — từ những vị hành giả tu luyện nơi non cao rừng vắng, hay từ những bậc chân tu chỉ chuyên tâm khổ hạnh tu hành — nay l