Skip to main content

Phúc sinh ra do ít ưu phiền, họa sinh ra do nhiều tâm trạng

Nhiều sự việc là cội nguồn của khổ nhọc vất vả, nhiều tâm trạng là gốc rễ của chuyện thị phi…

Trong 'Thái căn đàm' có viết: "Phúc thì không gì phúc hơn là sự việc ít, họa thì không họa gì hơn là tâm trạng nhiều. Chỉ có người khổ vì sự việc nhiều mới hiểu được ít sự việc là phúc. Chí có người tâm thái bình hòa mới biết được tâm trạng nhiều là họa".

Nhiều sự việc là cội nguồn của khổ nhọc vất vả, nhiều tâm trạng là gốc rễ của chuyện thị phi. Họa hoạn lớn nhất của một người là tâm trạng nhiều, hay nghi kỵ phán đoán, nghi tâm sinh ra ý nghĩ hắc ám. Phúc khí lớn nhất chính là không có việc phiền toái lo nghĩ, 'vô sự tiểu Thần Tiên', tức là không có chuyện gì việc gì thì đã là Thần Tiên nhỏ rồi.

Chỉ những người cả ngày gian khổ vất vả mới hiểu được trân quý hạnh phúc của việc thanh nhàn vô sự. Chỉ có những người có tâm thái bình hòa mới có thể từng giờ từng phút nhắc nhở mình tránh những tai họa do nhiều tâm trạng lo nghĩ.

Phúc sinh ra do ít sự việc

Đọc nhiều sách cổ mở tầm mắt,
Quản ít sự việc dưỡng tinh thần.

(Trịnh Bản Kiều – 'Tặng quân mưu phụ tử')

Thanh nhàn vô sự mới là phúc. Chính vì như thế, mọi người mới gọi 'hưởng phúc' là 'hưởng thanh phúc'.

Nếu một người cả ngày rối loạn với sự việc tâm trạng phiền não, công việc ngập đầu, không có thời gian hưởng thụ cuộc sống, thì cho dù có điều kiện vật chất tốt thế nào đi chăng nữa, e rằng cũng chẳng có niềm vui nào.

Phúc sinh ra do ít sự việc
Thanh nhàn vô sự mới là phúc. (Ảnh: pixabay.com)

Trịnh Bản Kiều, người nổi tiếng về vẽ tranh trúc, cả đời lấy 'Hiếm có hồ đồ' làm bài minh tự răn mình. Năm 60 tuổi, ông đã viết một câu đối mừng thọ cho chính mình:

"Chỉ muốn làm khách, sao hỏi khang ninh? Chỉ cần trong túi có chút tiền, trong vò có chút rượu, trong nồi có chút lương thực, lấy ra mấy tờ giấy cũ như ý, thỏa sức ngâm nga, hứng thú phải rộng, thú chơi phải nhiều, ngũ quan linh động hơn hàng hàng quan chức, đến tuổi lục tuần vẫn như thiếu niên.

Cứ muốn thành tiên, chỉ sinh phiền não. Chỉ cần tai không nghe tục thanh, mắt không nhìn tục vật, lòng không có tục sự, đem mấy cành hoa ưng ý, cắm ngang dọc, ngủ muộn chút, dậy sớm chút, một ngày thanh nhàn tựa hai ngày, tính ra trăm tuổi cũng là nhiều".

Câu đối mừng thọ này đã miêu tả ra lý tưởng cuộc đời của tiên sinh Bản Kiều: Chỉ cần trong túi có dư chút tiền, vò rượu có dư chút rượu, vại thóc có dư chút lương thực, là có thể tự do tự tại hưởng thụ cuộc đời.

Tuổi đời càng già thì càng phải vui đùa, không vì những việc nhỏ nhặt mà phiền lòng, tai không nghe những chuyện tranh chấp vô vị, mắt không nhìn những lợi ích thế tục, sống đến 100 tuổi, cũng vẫn giữ được tâm thái trẻ trung.

Chính vì nhân sinh quan lạc quan, thoáng đạt như thế này khiến cho Trịnh Bản Kiều luôn giữ được nội tâm bình hòa và vui vẻ. Đây cũng chính là linh đan, là thuốc Tiên để ông trường thọ.

Họa sinh ra do nhiều tâm trạng

Tài năng không đủ thì đa mưu,
Kiến thức không đủ thì lo nghĩ nhiều.

(Kim Anh – 'Cách ngôn liên bích')

Con người sống trên đời, hiếm có được hồ đồ. Nhiều tâm trạng suy tư, chi bằng ít suy nghĩ.

Con người sống trên đời, hiếm có được hồ đồ. Nhiều tâm trạng suy tư, chi bằng ít suy nghĩ. (Ảnh: unsplash.com)

Có câu cổ ngữ rằng: "Người ngây có phúc ngây". Người càng đơn giản mệnh càng tốt.

Trong 'Hồng lâu mộng', Lâm muội muội là người nhiều tâm trạng nhất, sống trong Giả phủ nhà ngọc ngựa vàng, mà cũng cả ngày than thở "gió đao sương kiếm như cắt thịt', lúc nào nơi nào cũng nghi ngờ người khác coi thường mình, khiến bản thân trở nên đa sầu đa bệnh. Vương Hy Phượng quản lý hai phủ Ninh Vinh, vừa thông minh lại tài giỏi, nhưng nhiều mưu kế, quá thông minh, trái lại làm hại tính mệnh mình. Trái lại bà bảo mẫu Lưu tâm địa giản đơn, sống trăm tuổi không bệnh tật không tai nạn.

Đó là do người phức tạp nghĩ quá nhiều, càng giỏi tính toán lại càng bị cuộc sống làm cho mệt nhọc. Người đơn giản suy nghĩ ít, sẽ không làm những việc vòng vo Tam Quốc, đối với công việc, với người càng chuyên tâm hơn.

Suy nghĩ quá nhiều là một trong những nhược điểm của nhân tính, cũng là mầm họa hại người hại mình. Trong cuộc sống có quá nhiều họa hoạn và thị phi, đều do nghĩ suy và nghi ngờ sinh ra.

Thế nhưng nguyên nhân gây ra suy nghĩ nhiều, lo lắng không yên lại không phải do ảnh hưởng bên ngoài, mà là bản thân kiến thức nông cạn, tầm nhìn thiển cận, luôn ham muốn truy cầu. Muốn thay đổi tình trạng này, thì phải trau dồi bản thân, mở rộng tấm lòng, mở rộng tầm mắt.

Một người kiến thức không đủ, suy nghĩ đủ điều thì cả ngày luôn luôn nơm nớp lo lắng, không có cảm giác an toàn. Biết đủ là vui, người hiểu được đạo lý này sẽ biết rằng trọng điểm của đời người chính là ở chỗ chuyên tâm sống tốt những phút giây hiện tại. Minh bạch được điểm này, hết thảy nghi kỵ lo nghĩ sẽ tự nhiên được hóa giải.

Theo Mạng Trí Bi
Nam Phương biên dịch

Có thể bạn quan tâm:


  • Chuyện của lọ lem: 'Loretta xấu xí' và hành trình tìm lại ánh sáng nơi cuối đường hầm

  • Người trí huệ tuỳ cảnh mà biến, bậc thông minh tuỳ tình mà động

  • Truyện ngụ ngôn thấm thía: Hai vị vua trong vương quốc Giếng Cổ của loài ếch

Comments

Popular posts from this blog

Những thông điệp sâu sắc Nguyễn Du gửi gắm qua Truyện Kiều (P.3): Trời đất vô tình đâu có chiều theo cái tình của con người mà vận tác?

Người xưa coi văn chương là một hành vi sáng tạo rất thiêng liêng. Văn là để chuyên chở Đạo Đức. Nó như kim chỉ nam chỉ đạo những con chữ sinh thành dưới ngọn bút lông. Vì thế, văn chương là cái Chí, là quan niệm nghiêm túc về cuộc sống. Tài năng nhà thơ nhà văn có khả năng định hướng cho cả một cộng đồng đi vào cái Đẹp của Đạo đức cao cả. Chúng ta hãy chiêm nghiệm điều đó qua Truyện Kiều của Nguyễn Du.  Xem thêm: Phần 1  và  Phần 2 Trong đôi mắt nhiều tiên cảm về thân phận, nàng Kiều thấy điều chẳng lành trong lần đầu tiên chơi xuân. Đó là cảnh của một ngày trong mùa xuân muộn, rất riêng, rất đặc trưng về một ngày chơi xuân của 3 chị em Thúy Kiều. Ngày xuân con én đưa thoi …(Ảnh: pinterest.com) Ở đây, ngày xuân có sáng, có chiều, có lễ, có hội, có 3 chị em, có cái nhìn và tâm sự rất riêng tư của Kiều, có Kim Trọng, có Đạm Tiên, có đêm xuân thổn thức, có sáng hôm sau chim hót xa gần và có cả bông hoa liễu " b

Tứ đại cổ điển hí kịch (P.2): Mẫu Đơn Đình, thiên tình sử lãng mạn thiên thu

Trong bốn vở kịch cổ điển của làng kinh kịch Trung Hoa, có hai vở nói về tình yêu và hôn nhân trong thời xưa. Nếu như đánh giá Tây Sương Kí là một vở kịch có giá trị về chủ đề này thì người ta dường như chỉ dùng nó là đòn bẩy để tô vẽ lên một vở kịch được coi là lu mờ đi cả Tây Sương Kí, đó chính là vở Mẫu Đơn Đình. Mẫu Đơn Đình hay còn gọi là Hoàn hồn ký hay Đỗ Lệ Nương mộ sắc hoàn hồn ký là một trong những vở kịch nổi tiếng trong lịch sử sân khấu Trung Quốc, do nhà soạn kịch nổi tiếng thời kỳ nhà Minh là Thang Hiển Tổ viết năm 1598 mà đến nay vẫn được người Trung Hoa nghiên cứu dựng lại và diễn xướng. Tại sao Mẫu Đơn Đình lại làm lu mờ đi Tây Sương Kí, phải chăng tính li kì và cảnh giới cũng như thông điệp của Mẫu Đơn Đình mang theo là giá trị to lớn choáng ngợp đi Tây Sương hí kịch? Mẫu Đơn Đình cũng là một thiên tình sử lãng mạn thiên thu Đỗ Lệ Nương là con gái độc nhất của quan thái thú Nam An Đỗ Bảo. Nàng vừa xinh đẹp, dịu hiền, vừa thông minh, nhanh ý. Ngay từ nhỏ được đọ

Khi Giác Giả hạ thế, vì sao chúng ta không thể nhận ra Ngài?

Từ xưa đến nay, biết bao vị Giác Giả đã giáng hạ xuống nhân gian. Nhưng đường truyền Pháp gian nan, cứu người sao khó nhọc! Chuyện kể rằng… Nhiều ngàn năm về trước, nơi ấy từng là một vương quốc xinh đẹp, trù phú, nơi khởi phát của một nền văn minh rực rỡ huy hoàng. Các thánh điển cổ xưa còn ghi chép lại, từ trước khi Đức Phật Thích Ca đản sinh, thì Thần Phật đã từng giáng hạ xuống nơi này. Những vị Phật, vị Thần rất cổ và rất xưa ấy cũng thuyết Pháp độ nhân, và người tu hành khi ấy được gọi là các Bà-la-môn cao quý. Người ta tin rằng, các Bà-la-môn là gần với Thần Phật nhất, vì vậy mà tôn quý và luôn được cúng dường. Người người gặp họ đều lui bước nhường đường, quý tộc gặp họ đều chắp tay kính cẩn, ngay cả những hàng quý phái như vua chúa hay vương gia khi gặp họ cũng đều tự coi mình là thấp hơn một bậc. Nhưng trải qua thời gian đằng đẵng, tầng lớp Bà-la-môn — từ những vị hành giả tu luyện nơi non cao rừng vắng, hay từ những bậc chân tu chỉ chuyên tâm khổ hạnh tu hành — nay l